Cách huấn luyện chó poodle bằng phương pháp hiệu quả

Các kỹ thuật huấn luyện chó Poodle những lệnh cơ bản

pd3

Huấn luyện chó Poodle như thế nào? Cách dạy Chó Poodle  ra sao đang được khá nhiều người quan tâm. Chó săn vịt vốn dĩ chúng rất thông minh. Nhưng không đồng nghĩa là chó Poodle sẽ tự biết làm những điều ấy. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi chú chó Poodle nhỏ bé của bạn luôn biết làm nhiều trò hay ho nhỉ? Bạn cần phải có 1 quá trình huấn luyện và dạy dỗ chúng. Hãy cùng chocanhdep.vn tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Tầm quan trọng của động tác tay khi dạy chó Poodle

Động tác tay của chủ nhân rất quan trọng trong việc giao tiếp. Khi dạy chó Poodle, bạn cần ra những khẩu lệnh chính xác. Hơn nữa khi an ủi vuốt ve chú chó Poodle cũng phải thích hợp. Nếu không bạn có thể tạo khiến chúng sợ hãi.

Động tác tay kết hợp khẩu lệnh sẽ giúp chú chó nhanh chóng tạo được phản xạ. Lặp lại bài tập thường xuyên, chú chó sẽ biết phải làm gì ngay khi chủ ra hiệu. Khi tiếp xúc giao tiếp với Poodle, chủ nhân hãy cố gắng tỏ ra thân thiết và nhẹ nhàng. Tuyệt đối không thể khiến Poodle có ấn tượng của sự uy hiếp và dọa dẫm. Ta phải coi chó Poodle như người bạn đồng hành, thương mến, gọi tên, vuốt ve, vỗ về, dắt chó đi chơi, đùa giỡn. Tạo cho nó một sự quyến luyến vui vẻ, để truyền cảm những bài huấn luyện sau này.

Nguyên tắc cần chú ý khi dạy chó Poodle

Đó là điều kiện tiên quyết phải có để huấn luyện chó Poodle. Chủ chó không được nóng tính, la mắng, đánh đập, làm chó sợ hãi, không tiếp thu được bài học. Ta phải nhớ câu: MƯA DẦM THẤM LÂU. Hôm nay chưa được thì ngày mai ngày mốt….

Giống chó Poodle  hay bất kỳ một giống chó nào khác được cần huấn luyện đúng theo giáo trình. Từ dễ đến khó, tuần tự từ bài 1..2..3..4. Không thể muốn dạy bài nào thì dạy. Cần phải hiểu tính của mỗi em Poodle ra sao để khi huấn luyện, ta áp dụng từng biện pháp khác nhau. Chó cũng giống như người, mỗi con có một tính cách khác nhau. Tùy theo mỗi độ tuổi, cá tính mà áp dụng phương pháp thích hợp.

Thái độ khi huấn luyện chó Poodle

Bạn phải coi chú chó như người bạn đồng hành. Thường xuyên gọi tên, vuốt ve, vỗ về, dắt chó đi chơi, đùa giỡn. Tạo cho cún một sự quyến luyến vui vẻ, để dể truyền cảm nhửng bài huấn luyện sau này.

Điều kiện tiên quyết phải có để huấn luyện chó là phải kiên nhẫn. Chủ chó không được nóng tính, la mắng, đánh đập, chửi rủa. Làm chó sợ hãi, không tiếp thu được bài học. Cần phải hiểu tính của mỗi chú chó để khi huấn luyện, nên áp dụng từng biện pháp khác nhau mới có kết quả tốt.

Nếu là chó có tính tình hiền và nhát phải vuốt ve, động viên, khuyến khích nó, không đánh mắng. Nếu chú chó bướng bỉnh, không chịu học, phải dùng biện pháp nghiêm khắc. Nghĩa là phải phạt để ép buộc nó phải học cho bằng được.

“Chứng sợ tay” của chó Poodle

Bây giờ chúng ta sẽ nói đến “chứng sợ tay” của Poodle. Một số chú chó Poodle mắc “Chứng sợ tay”. Lý do là trong quá trình huấn luyện, chủ nhân sử dụng nhiều động tác tay gây ấn tượng nguy hiểm và đáng sợ.

Từ đó đến sau này mỗi lần chủ nhân ra hiệu bằng tay, Poodle đều cảm thấy bất an. Cho dù là ra mệnh lệnh hay thể hiện sự thân thiết. Thậm chí có một vài chú chó vừa nhìn thấy động tác tay của chủ nhân hoặc người khác, lập tức có phản ứng chống lại và tấn công. Do đó, chủ nhân cần để ý đến động tác tay của mình khi huấn luyện chúng. Thử nghĩ xem, nếu Poodle mắc “chứng sợ tay”, đó sẽ là một việc đáng tiếc biết bao nhiêu!

Dưới tình huống bất đắc dĩ có thể để lại vài ấn tượng của sự cảnh cáo và cường điệu giọng nói với Poodle. Nhưng phương pháp này thường dùng trong trường hợp ngoại lệ, lúc này chủ nhân không thể sử dụng động tác tay, mà cuộn tròn tờ báo hoặc dùng một vật mềm đánh vào tay mình hoặc một vật nào đó để cảnh cáo, nhưng tuyệt đối không được trực tiếp đánh dùng đồ vật đánh vào Poodle.

pd2

Thời điểm tốt nhất để huấn luyện chó Poodle

Khi Poodle đủ 7 tháng tuổi, chủ nhân có thể huấn luyện chúng. Giống như dạy một đứa trẻ, mọi người tuyệt đối không được yêu cầu Poodle quá sức. Khi cần thiết có thể sử dụng thêm công cụ trợ giúp. Thông qua huấn luyện, để chó con hiểu được, nó nên làm gì, không nên làm gì.

Có thể dạy chó vào buổi sáng hoặc buổi chiều, chỉ một buổi thôi. Mỗi lần dạy chừng 25 phút là phải cho chó nghỉ. Dạy nhiều làm chó mệt, nó sẻ chán nản, không chịu học, tạo thành thói quen làm biếng. Poodle là loài chó rất thông minh, có khả năng học hỏi nhanh và dễ dàng huấn luyện. Tuy nhiên, chúng cũng dễ học được các thói quen xấu. Vì thế, nếu bạn mới sở hữu một em Poodle thì hãy chú ý ngay để huấn luyện chúng vào khuôn khổ.

Những nguyên tắc bất di bất dịch khi huấn luyện

Chủ chó không được nóng tính, la mắng, đánh đập, chửi rủa, làm chú chó sợ hãi, không tiếp thu được bài học. Một số lệnh cơ bản khi huấn luyện chó Poodle cần phải: ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát để bắt buộc chó phải làm theo lệnh. Không được bỏ qua, sẽ tạo cho nó tính vô kỷ luật, muốn làm thì làm, muốn không thì thôi. Giữa các lệnh, phải có một khoảng cách về thời gian. Tối thiểu là 30 giây, để chó kịp nghe và thi hành.

Có thể dạy chó vào buổi sáng hoặc buổi chiều, chỉ một buổi thôi là đủ. Mỗi lần dạy chừng 25 phút là phải cho chó nghỉ, dạy nhiều làm chó thấy mệt, nó sẽ chán nản, không chịu học, tạo thành thói quen làm biếng.

Có thưởng có phạt

Khi thấy chó chịu làm theo bài học, ta phải vuốt đầu nó và khen giỏi. Nếu nó không chịu học, ta la lớn để nó biết làm như thế là ta không hài lòng. Mỗi con sẽ có cách huấn luyện khác nhau, thế mới có kết quả.

Nếu là chó hiền và nhát, ta phải vuốt ve, động viên, khuyến khích nó, không phạt, dùng biện pháp nhu. Nếu là con chó bướng bỉnh, không chịu học, ta phải dùng biện pháp cương. Nghĩa là phải phạt để ép buộc nó phải học cho bằng được.

Độ tuổi thích hợp để huấn luyện chó Poodle

Những chú chó từ 6 – 12 tháng tuổi là dễ dạy nhất. Chúng đang tuổi sung mãn, lanh lẹ, khỏe mạnh, tai thính, thông minh, hăng say và vui vẻ. Những chú chó trên 2 – 4 tuổi sẽ học châm chạp hơn, tai nghe chậm, đi lại không hăng hái, khó dạy hơn.

Có những chú chó ngày hôm trước học hành rất lanh lẹ. Nhưng hôm nay bỗng dưng nó lừ đừ uể oải, không muốn bước đi, không chịu học. Chính là vì nó đã mắc bệnh, phải cho cún nghỉ học ngay để điều trị và bỗ dưỡng.

Học ôn bài cũ

Khi dắt chó ra học, phải bắt nó học ôn lại tất cả các bài cũ hôm trước rồi mới bước sang dạy bài mới. Sự học đi học lai bài học sẽ giúp cho chó nhớ bài nhiều hơn.


Huấn luyện chó Poodle không trở mặt cắn chủ

Chúng cũng như trẻ con vậy, nếu không dạy từ lúc nhỏ, dần dần chúng sẽ trở thành những chú chó khó bảo và ương bướng. Những chú chó con hay cắn tay chủ, chỉ vì muốn thống trị hoặc sợ hãi một điều gì đó.

Hãy nhớ rằng bạn là chủ chúng, thống trị chúng chứ không phải chúng đứng cao hơn bạn. Bạn cũng nên tìm hiểu nguyên nhân để xử lí kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tâm lí cún cưng. Chó cắn lại chủ có thể vì sợ hãi, muốn bảo vệ chính mình khỏi những mối nguy hiểm.

Do trêu đùa quá mức

Mỗi chú chó cũng giống như con người, mỗi con có một cá tính khác nhau. Một trong số các nguyên nhân khiến thú cưng trở mặt cắn chủ là do bị trêu chọc quá mức. Đây là một việc làm tai hại vô cùng. Ví dụ một chú chó Poodle đến ngôi nhà mới, nó sẽ là đối tượng chú ý của tất cả thành viên trong gia đình. Ai cũng muốn chơi với chú chó cưng, đôi khi còn trêu chọc thú cưng của mình để vui vẻ hơn.

Bản chất của việc trêu đùa là phát triển mỗi quan hệ giữa người và chó. Tuy nhiên trêu đùa quá trớn sẽ khiến chú chó cảm thấy không thoải mái. Nếu bị trêu chọc trong thời gian dài, chó sẽ bị stress, lâu dần sinh ra tính cáu bẳn. Những âm thanh tiếng la hét, tiếng kêu thảm thiết, tiếng sấm chớp… đều có ảnh hưởng mạnh đến chó. Trong trường hợp này, chủ nhân có thể huấn luyện chó Poodle của mình nếu nó muốn chạy trốn, hoặc cắn lại chủ.

Do được nuông chiều từ nhỏ

Khi chú chó còn nhỏ, chúng ta thường không để ý nhiều đến hành vi của chúng. Nhiều người khi chơi với thú cưng thường cho chúng thoải mái gặm cắn tay mình. Hành động này dễ tạo nên thói quen xấu cho chúng. Khiến chú chó nghĩ rằng nó được phép làm như vậy. Vì vậy, bạn phải dạy chó không cắn chủ ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Ngoài ra, đặc tính của chó là rất nhạy cảm. Nó sẽ có những phản ứng thích hợp với sự thay đổi nhỏ của không khí và môi trường, khí hậu, thời gian, vật thể hoạt động. Chúng sẽ có khả năng tấn công người bất ngờ, thậm chí cả chủ nhân. Theo các chuyên gia, cách huấn luyện chó Poodle từ khi còn nhỏ sẽ có hiệu quả cao nhất.

Cách xử lý vấn đề

Khi gặp phải người quen hoặc chó con khác, bạn tuyệt đối không được lớn tiếng nói chuyện hoặc khua tay múa chân. Chó sẽ cho rằng bạn đang gặp nguy hiểm và coi đó là đối tượng tấn công. Đối với những chú chó con cắn chủ, bạn cần có thái độ dứt khoát. Không nên thả rông chó con. Nếu không một khi chó tấn công lẫn nhau, chủ nhân không thể xử lý kịp thời.

Khi chú chó Poodle trở nên hung dữ, chủ hoặc người bị tấn công tuyệt đối phải giữ bình tĩnh. Không được la hét, chạy trốn vì như thế sẽ kích thích bản năng săn đuổi của chúng. Khi chú chó hung dữ và sủa nhiều, bạn không nên đánh chú chó. Nhiều khi bởi vì chúng sợ hãi điều gì đó. Mục đích sủa to là để dọa người và gọi chủ nhân của mình. Nếu người bị tấn công la hét, đánh đá chúng, hậu quả sẽ càng khiến chó tấn công mạnh hơn.

Lúc này chủ nhân cũng không được đuổi theo thú cưng của mình. Vì hành động này khiến chó con cho rằng bạn là “đồng bọn” của chúng. Cách tốt nhất là chủ nhân phải tỏ ra bình tĩnh, để tránh kích động chú chó.

pd

Huấn luyện chó Poodle ngồi

Bài tập cho chó ngồi là bài tập về phản xạ có điều kiện ban đầu với mệnh lệnh ‘ngồi’ được thực hiện trong điều kiện nhẹ nhàng. Khi áp dụng phương pháp tương phản, bài tập được tiến hành như sau:

  1. Chủ chó quay bên trái là phía chó đang đứng cạnh chân mình, tay phải cầm dây dắt, cách cổ chó tầm 20cm
  2. Tay trái ấn nhẹ vào mông chó cho ngồi xuống.
  3. Sau đó ra lệnh ‘ngồi’ và giật nhẹ dây dắt ra phía sau, ấn tay vào vùng giữa thắt lưng và mông chó.
  4. Khi chó đã ngồi xuống, người huấn luyện viên nhắc lại mệnh lệnh ‘ngồi’. Nói ‘tốt’ với giọng trầm và tiếp tục giữ cho chó ở tư thế ngồi, vuốt ve chó và cho mồi ăn.
  5. Để chó ở tư thế ngồi 5 – 10 giây, người chủ cho chó ở trong trạng thái tự do.
  6. Sau 2 – 3 phút lại tập lại động tác này.
  7. Tập như vậy ngày 2 buổi mỗi buổi 15 – 20 phút. Sau khoảng một tuần, chó sẽ hình thảnh phản xạ có điều kiện. Khi đó chủ chỉ cần đứng đối diện với chó đưa tay chỉ vào mông chó nói ‘ngồi’ là chó sẽ làm theo.

Huấn luyện chó Poodle nằm

Dưới đây là cách huấn luyện chó Poodle đơn giản nhưng khá hiệu quả:

  1. Kéo dây dắt chúi xuống về phía trước, đồng thời ấn lên vai chó bắt chó nằm xuống, hoặc kéo hai chân trước bắt chó nằm xuống.
  2. Dùng mồi: tay phải cầm mồi, kích thích chó, chìa tay có mồi ra và hạ thấp xuống, nhắc lại mệnh lệnh ‘nằm’ chó ham ăn sẽ tức khắc nằm xuống.
  3. Khi chó đã nằm xuống, chủ chó hô khẩu hiệu ‘nằm’ bằng giọng trầm.
  4. Chó đã nằm bằng một trong hai cách trên. Hô ‘nằm im’ và bỏ đi xa khoảng 5m, chó vẫn nằm im là chó đã hình thành phản xạ, tất nhiên lệnh ‘nằm im’ đã có hiệu lực.

Huấn luyện chó Poodle đứng

  1. Chủ chó đứng ở bên phải chó, khi chó đang ở tư thế ngồi, hoặc nằm và ra lệnh ‘đứng’, sau 2 – 3 giây, tay phải giật dây về phía trước. Đồng thời luồn tay trái xuống phía dưới bụng nâng chó dậy.
  2. Khi chó đứng dậy chủ chó động viên bằng cách vuốt ve, nhắc lại mệnh lệnh ‘đứng’, ‘tốt’ và cho mồi.
  3. Khi thấy chó định ngồi xuống, người chủ chó lại luồn tay trái xuống dưới bụng chó và giữ cho nó ở tư thế đứng và nhắc lại mệnh lệnh ‘đứng’, kết hợp với ‘đứng im’.

Huấn luyện chó Poodle bò

  1. Bắt chó nằm xuống, kết hợp mồi nhử tay trái ấn mông chó nhẹ nhàng.
  2. Tay phải nhừ mồi thơm vào mũi chó, chó háu ăn tự bò tiến đến.
  3. Ta di chuyển theo tay phải đưa tiến về trước, tay trái vẫn để nhẹ vào mông chó, mồm hô lệnh bò.
  4. Đầu tiên tập cho chó bò khoảng 1m sau quen dần cho bò 3 – 4m mới cho ăn và khen thưởng.

Cách nữa là bắt chó nằm xuống, chủ chó ngồi xổm trên lưng chó, chú ý kẹp nhẹ. Cầm hai chân chó kéo chân chó về phía trước, tập nhiều lần chó sẽ hình thành phản xạ bò. Sau khi chó đã hình thành phản xạ bò ta tăng khoảng cách xa khoảng 10m, bắt chó bò tầm 10m.


Huấn luyện chó Poodle tha đồ về cho chủ

  1. Khi huấn luyện chó tha đồ về cho chủ ta mang cho chó đồ chơi của chó như nhím, cục xương của chó.
  2. Sau đó cướp của chúng cho chó chạy theo đòi lại.
  3. Sau khi quen với cách đùa như vậy ta thử tung vật đi xa độ 2m. Chủ chó lại chạy theo cướp đồ của chó, tất nhiên theo phản xạ chó sẽ tranh nhặt đồ với chủ để cho chó nhặt được đồ của nó. Đồng thời chủ chó sẽ túm lại đồ hô ‘nhả’ đồng thời tay trái bóp nhẹ vào hàm dưới của chó, chó đau sẽ tự nhả đồ.
  4. Khi tập đến đây, ta kết hợp tung đồ đi xa tăng dần cự ly hô ‘tìm’ chó sẽ chạy đi nhặt đồ.
  5. Khi chó đã nhặt được đồ ta lại hô ‘lại’ và vẫy tay cho chó chạy lại.
  6. Khi chó mang đồ về ta khen ‘tốt’, tuy nhiên chúng ta không nên thưởng mồi, nếu không chó sẽ mất tập trung.

Huấn luyện chó Poodle không ăn khi không có lệnh

Ta bắt chó ngồi im sau đó vứt đồ ăn xuống đất, chó sẽ nhào vô ăn, chủ chó quát ‘im’. Giơ tay dọa tát, tát trượt vài lần chó sợ sẽ không giám ăn ngay. Để huấn luyện ta có 2 cách:

  1. Tung đồ ăn cho chó trên không, nghĩa là nhảy và tợp đồ ăn. Chó sẽ hình thành phản xạ chỉ được ăn khi chủ chó tung cho.
  2. Khi cho ăn theo bữa, chủ chó quát ‘im’ và để chậu đồ ăn xuống. Chủ chó lại hô ‘im’ vung tay lên dọa tát. Khi chó ngồi im chủ chó để chậu thức ăn đến gần chó nhưng vẫn hô ‘im’ chó sẽ không dám ăn. Sau đó muốn cho ăn cầm chậu thức ăn lên đưa vào mũi chó để chó ngửi và hô ‘ăn’ đồng thời khen ‘giỏi’.

Huấn luyện chó Poodle sủa theo lệnh

Chó Poodle không sủa nhiều vô tội vạ là điều chẳng bình thường chút nào. Cứ dần dần để lâu như thế, chúng sẽ tạo thành thói quen xấu. Điều đó không tốt một chút nào vì tiếng sủa còn thể hiện cả ngôn ngữ của chúng. Nếu không sủa, bạn sẽ không biết Poodle nhà mình muốn gì và cần gì. Từ đó tình cảm giữa bạn và cún cưng sẽ mất đi sự gắn bó khăng khít. Thậm chí chúng còn mất đi khả năng bảo vệ nhà cửa, không sủa khi có người lạ đến nhà.

Phương pháp 1:

  1. Chủ chó cột chó lại, cầm mồi thơm đưa vào mũi chó. Chó thèm ăn mà không ăn được, cho sẽ sủa inh ỏi đòi ăn.
  2. Chủ chó hô ‘sủa’, búng tay, chó vẫn sủa, chủ chó khen tốt và cho ăn kèm gãi tai âu yếm cho chó. Tập như vậy cho đến khi chó quen với khẩu lệnh ‘sủa’ và lệnh tay.

Khi kích thích chó sủa mà chó không sủa, chủ chó bỏ đi. Có thể đến chơi với con chó khác cho con chó khác ăn, chó sẽ sủa inh ỏi vì ghen tức. Khi đó chủ chó quay lại búng tay và hô ‘sủa’, chó sẽ sủa theo. Tập như vậy bất kể khi nào chó sủa, chủ chó lại tranh thủ hô lệnh ‘sủa’ theo. Nhiều ngày chó hình thành phản xạ và khi đó ta búng tay chó cũng sủa. Ta hô ‘sủa’ chó cũng sủa theo ngay, sau khi chó sủa theo yêu cầu của chủ chó. Chủ chó hô ‘im’ lập tức chó sẽ không dám sủa nữa.

Phương pháp 2:

  1. Khi Poodle gặp điều gì lạ, gây tò mò, thần kinh chúng sẽ được kích thích.
  2. Lúc đó bạn hãy lập tức khen ngợi vuốt ve chúng, đồng thời kết hợp với lệnh “Sủa”.
  3. Lặp đi lặp lại đến khi Poodle thấy điều gì, người nào hoặc có hiệu lệnh mà chúng sủa.

Như vậy là bạn đã thành công. Cách huấn luyện chó Poodle sủa thế này đòi hỏi bạn phải thật tinh và nhanh nhạy mới có thể nắm bắt được cách dạy cho chúng.

Phương pháp 3:

  1. Xích chúng vào một chỗ.
  2. Để chúng ở yên đó và tảng lờ coi như không quan tâm.
  3. Khi chúng thấy cô đơn và buồn chán chúng sẽ cảm thấy khó chịu và bắt đầu có phản ứng. Lúc này bạn hãy đung đưa đồ chơi trước mặt chú chó của bạn. Quất qua lại ngoài tầm với của chúng. Nên là đồ chơi mà chúng thích. Chắc chắn chúng sẽ thấy bực bội hoặc phấn khích và đương nhiên là sẽ sủa.

Vậy là bạn đã thành công trong việc huấn luyện chó Poodle rồi. Ngay khi nghe được tiếng sủa của Poodle, hãy khen thưởng động viên chúng. Tiếp tục chơi trò chơi này cho đến khi Poodle của bạn thường xuyên sủa nhiều hơn. Bây giờ bạn có thể thêm hiệu lệnh “Sủa” hoặc ký hiệu bằng tay. Nếu chúng sủa tức là bạn đã thành công. Sau khi quen lệnh bạn chỉ cần làm ký hiệu, đọc lệnh sủa mà chúng sủa thì bạn hãy khen và thưởng đồ ăn cho chúng nhé.


Huấn luyện chó Poodle đi theo chủ

  1. Đeo vòng cổ, dây dắt khoảng 50cm, chủ chó đứng bên cạnh chân trái, hô lệnh ‘ngồi’.
  2. Khi chó đã ngồi chủ chó dật nhẹ dây hô ‘đi’ chó sẽ đi cùng bạn. Tất nhiên khi đi trước, khi đi sau, khi chó đi trước chủ chó kéo nhẹ dây hô ‘chậm’ cho chó đi ngang đầu gối chủ chó.
  3. Khi nó đi ngang chân thì hô ‘tốt’.
  4. Nếu chó đi tụt lại cũng kéo dây đồng thời hô ‘nhanh’ chó bắt kịp chủ.
  5. Chủ chó khen ‘tốt’, sau này cho dây dắt dài khoảng 1m thả lỏng mà chó vẫn đi theo thì bạn đã thành công được hơn 1 nửa.

Bước tiếp theo thả dây dắt mà chó vẫn tuân theo đi cạnh chân chủ là bạn đã thành công. Huấn luyện đi cạnh chủ chó kết hợp với huấn luyện đi đứng, nằm, ngồi, bò rất có hiệu quả.


Huấn luyện chó Poodle chào

Theo nhiều người, động tác chào của chó nhìn rất lịch lãm, rất đẹp và lịch sự. Các bạn có thể huấn luyện chó của mình theo các cách sau:

  1. Chủ chó hô lệnh ‘ngồi’, ngồi đúng tư thế, chỉnh đuôi chó cho thẳng. Tạo thế kiềng ba chân vững chắc.
  2. Chủ chó hô khẩu lệnh ‘chào’ đồng thời kéo dây dắt lên tay trái đỡ chân chó.
  3. Tạo thế ngồi tập như thế đến khi chó mệt nó sẽ tự ngồi xuống, hoặc tập khoảng 10 – 15 giây rồi cho nghỉ. Tập nhiều ngày chắc chắn sẽ thành công.

Hy vọng với những bài tập và cách huấn luyện chó Poodle của chocanhdep.vn ở trên có thể giúp các bạn có những giây phút thật sự thư giãn và thoải mái bên cạnh em nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công!

liên hệ ngay chocanhdep.vn để đón các bé poodle cực yêu, poodle cực đẹp cùng các chế độ ưu đãi và bảo hành dành riêng cho khách hàng mua cún

VÌ SAO KHÁCH HÀNG NÊN CHỌN CHOCANHDEP.VN ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger